• Điện thoại : 0915.544.278 – 0917.705.544
  • Giờ làm việc : 6:45am-17:00pm
  • Email : anhduonggec5545@gmail.com

Cách đơn giản giúp phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?
 

Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều các năng lực khác nhau như năng lực tư duy, năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn, năng lực hành vi, năng lực cảm xúc… Năng lực cảm xúc là khả năng kiểm soát được tình cảm để bộc lộ một cách thích hợp và hiệu quả, khuyến khích những người xung quanh hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung. Yếu tố then chốt tạo nên năng lực cảm xúc chính là trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là vùng não bộ được hình thành có điều kiện, giúp cân bằng các nhóm cảm xúc bản năng vào hoàn cảnh thực tế.

Có 4 cấp độ khác nhau dành cho chỉ số cảm xúc là

  • Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể gọi tên cảm xúc của bản thân mình và những người xung quanh mình như yêu, ghét, buồn, vui, giận giữ, sợ hãi, ngạc nhiên, thèm muốn,……
  • Hiểu được cảm xúc: Đồng thời với việc trẻ cảm nhận và gọi tên các loại xúc cảm là việc trẻ hiểu được nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
  • Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn đạt và thấu cảm với cảm xúc của người khác để từ đó có thể lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Quản lý cảm xúc: Trẻ có thể tự kiểm soát được cảm xúc của mình và cư xử hợp lý trong mọi hoàn cảnh thực tế.

Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Goleman, một trong những người đầu tiên nâng cao nhận thức về EQ, là tác giả của cuốn Emotional Intelligence, sau khi nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của EQ như sau: trí tuệ cảm xúc dự đoán thành công trong tương lai bởi nó ảnh hưởng tới các mối quan hệ, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Ông đã ước tính rằng, chỉ số IQ chiếm 20% các yếu tố quyết định thành công trong cuộc đời, còn lại là các yếu tố khác như EQ, giàu có, tính khí, trình độ giáo dục gia đình và sự may mắn thuần túy tạo nên sự cân bằng. Yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ và cần thiết đến chỉ số EQ chính là sự đồng cảm.

Trẻ thông minh cũng là người có thể gắn nhãn cảm xúc của chính mình một cách chính xác, điều chỉnh chúng và kiểm soát các phản ứng với chúng; Ví dụ, đứa trẻ có thể nói lên lời tức giận hoặc thất vọng của chính mình và nghĩ đến cách để xoa dịu cảm xúc của mình thì sẽ tốt hơn là việc chúng ném một quyển sách vào tường. Một đứa trẻ có EQ cao cũng có thể xử lý các tình huống xã hội phức tạp hơn và xây dựng tình bạn hữu hiệu, một phần của khả năng đó chính là sự đồng cảm với bạn đồng trang lứa. Đồng nghĩa với việc tự cân bằng được các mối quan hệ là một cuộc sống hạnh phúc và hướng con người ta đến lối sống lành mạnh hơn nữa, giảm tối đa căng thẳng, stress. Chính vì vậy trí tuệ cảm xúc cũng giúp chúng ta thấy khỏe mạnh hơn.

Mục tiêu của việc phát triển Trí tuệ cảm xúc đem sẽ giúp trẻ biết cách hợp tác vì mục tiêu chung, có khả năng thấu cảm và tự điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh, biết kiềm chế và thôi thúc (cảm xúc của bản thân) để từ đó nâng cao khả năng tự nhận thức. Chung quy lại trí tuệ cảm xúc sẽ đem lại cho ta cuộc sống thành công và trọn vẹn.

Nhưng làm thế nào để biến mọi cảm xúc thành sức mạnh và cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ ra sao. Cùng Mẹ Yêu đi tìm hiểu nhé!

Dạy trẻ gọi tên các cảm xúc ngay từ nhỏ

Ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy để trẻ hiểu khái niệm về các loại cảm xúc khác nhau như buồn, vui, giận dữ, thèm muốn, sợ hãi, lo lắng…. Bố mẹ có thể cho bé xem hình ảnh hoặc video về các loại cảm xúc rồi gọi tên chúng ra và kết hợp với câu hỏi “con cảm thấy thế nào?”, “Tại sao con khóc?” “Điều gì khiến con lo lắng vậy?”,.....trong các hoạt động thực tế hàng ngày của con.

  • Chia sẽ :